Kiểm kê quỹ

Tải phim hướng dẫn tại đây

1. Định khoản

1. Khi phát hiện quỹ tiền mặt thừa so với sổ sách kế toán:

  • Ghi nhận các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân:

Nợ TK 111             Tiền mặt (1111, 1112)

     Có TK 338        Phải trả, phải nộp khác (3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết)
  • Khi tìm ra nguyên nhân và có quyết định xử lý:

Nợ TK 3381          Tài sản thừa chờ giải quyết

     Có TK 111        Tiền mặt (1111, 1112)
     Có TK 338        Phải trả, phải nộp khác(3388)
    Có TK 411     Vốn đầu tư của chủ sở hữu (đối với tài sản thừa không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu)

2. Khi phát hiện quỹ tiền mặt thiếu so với sổ sách kế toán

  • Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân:

Nợ TK 138            Phải thu khác (1381)

     Có TK 111       Tiền mặt (1111, 1112)
  • Khi tìm ra nguyên nhân và có quyết định xử lý:

Nợ TK 111           Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường) (1111,1112)

Nợ TK 1388         Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 334           Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)

     Có TK 1381    Tài sản thiếu chờ xử lý

2. Mô tả nghiệp vụ

Định kỳ theo quy định hoặc khi có phát sinh yêu cầu kiểm kê quỹ từ  Ban lãnh đạo công ty, sẽ phát sinh một số hoạt động sau :

  1. Thành lập hội đồng kiểm kê gồm: kế toán thanh toán, thủ quỹ, kế toán trưởng hoặc Giám đốc và lập kế hoạch kiểm kê quỹ.
  2. Đếm thực tế số tiền mặt tồn quỹ theo từng loại tiền về mặt số lượng và mệnh giá.
  3. Đối chiếu số dư thực tế kiểm kê với sổ kế toán tiền mặt tại quỹ, nếu có sự chênh lệch thì thực hiện tìm nguyên nhân bằng cách đối chiếu sổ quỹ với sổ kế toán tiền mặt tìm ra những giao dịch thu, chi tiền mặt không khớp giữa 2 sổ.
  4. Sau khi tìm nguyên nhân thì thủ trưởng hoặc kế toán trưởng sẽ ra quyết định xử lý.
  5. Sau khi thực hiện kiểm kê tất cả các tài sản, nguồn vốn khác thì tổng hợp toàn bộ kết quả kiểm kê tài sản, nguồn vốn của Doanh nghiệp (bao gồm kết quả kiểm kê quỹ) vào Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.

3. Các bước thực hiện

Bước 1: Thực hiện Kiểm kê quỹ

1. Vào phân hệ Tiền mặt, tab Kiểm kê, nhấn Thêm.

 2. Nhập ngày và chọn loại tiền cần kiểm kê, sau đó nhấn Đồng ý.

3. Nhập thông tin kiểm kê tiền thực tế vào bảng kiểm kê. 

  • Tab Thông tin chung: khai báo mục đích và thông tin về biên bản kiểm kê.
  • Tab Kiểm kê thực tế: khai báo thông tin số lượng tiền mặt tồn thực tế trong quỹ của Thủ quỹ theo từng mệnh giá tiền khác nhau. => Căn cứ vào kết quả được nhập, chương trình sẽ tự động tính ra chênh lệch tồn giữa sổ của Kế toán tiền
    mặt và tồn trong quỹ của Thủ quỹ.

  • Tab Thành viên tham gia: khai báo các thành viên tham gia vào hoạt động kiểm kê quỹ (sử dụng chức năng chuột phải để thêm hoặc xoá thông tin về thành viên tham gia).

  • Tab Kết quả xử lý: khai báo lý do và kết luận sau khi thực hiện kiểm kê. 
4. Nhấn Cất.

Lưu ý:

  • Chọn chức năng Đối chiếu để tìm nguyên nhân trong trường hợp có sự chênh lệch giữa số kiểm kê thực tế của thủ quỹ và số tiền trên sổ kế toán.

5. Nhấn In để in Bảng kiểm kê quỹ, sau đó chuyển cho các đối tượng có liên quan ký xác nhận và lưu trữ lại theo quy định.

Bước 2: Xử lý kết quả kiểm kê
1. Chọn chức năng Xử lý chênh lệch trên Bảng kiểm kê quỹ.
2. Căn cứ vào thực tế kiểm kê thừa hay thiếu, hệ thống tự động sinh ra Phiếu thu/Phiếu chi tương ứng. Cụ thể:


  • Trường hợp Số kiểm kê thực tế < Số dư trên sổ kế toán, hệ thống sẽ tự động sinh ra Phiếu chi để xử lý giá trị thiếu.
  • Trường hợp Số kiểm kê thực tế > Số dư trên sổ kế toán, hệ thống sẽ tự động sinh ra Phiếu thu để xử lý giá trị thừa.

3. Nhấn Cất, chương trình tự động tích chọn ô Đã xử lý chênh lệch trên Bảng kiểm kê quỹ\tab Kết quả xử lý.

Lưu ý: Trường hợp kiểm kê ngoại tệ, cần nhập tỷ giá tại thời điểm kiểm kê vào chứng từ xử lý chênh lệch.

Lưu ý: Khi thực hiện đối chiếu ngân hàng vào cuối kỳ kế toán năm để quyết toán báo cáo tài chính, thì cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình Kiểm kê, đối chiếu thực tế.

Cập nhật 10/11/2023


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay